Phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc: thực trạng và vấn đề đặt ra

11:18 - 30/09/2024

Tạ Đức Tuân

Giám đốc Trung tâm tham vấn WTO và FTAs - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương

Phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp (CLKCN) là hướng đi mới, phù hợp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. CLKCN tập trung các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về mặt kinh tế, kỹ thuật trong một khu vực lãnh thổ nhất định có sự tham gia từ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng hóa cho đến các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh, kiểm định, xác nhận xuất xứ hàng hoá, logistics… Phát triển các CLKCN hình thành môi trường đầu tư linh hoạt với chuỗi giá trị tối ưu, qua đó thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp mới, tiếp nối những mắt xích còn thiếu trong chuỗi giá trị của vùng cũng như liên kết các vùng khác trong cả nước. Bài viêt này đánh giá thực trạng cụm liên kết ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB), qua đó đặt ra một số vấn đề cần giải quyết nhằm phát triển CLKNCN trong giai đoạn tới.

Từ khóa: Chế biến nông sản; Chế biến lâm sản; Chế biến thực phẩm; Công nghiệp; Cụm liên kết ngành công nghiệp; Phát triển công nghiệp; Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

1. Khái quát ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm (NLSTP) gồm 2 cụm ngành là: (i) Công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống (công nghiệp thực phẩm) và (ii) Công nghiệp sản xuất, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ (công nghiệp chế biến gỗ). Năm 2020, giá trị tăng thêm (VA)  công nghiệp chế biến NLSTP của Vùng đạt 17,7 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 3,6% VA công nghiệp chế biến NLSTP cả nước. Năm 2023, công nghiệp chế biến gỗ chiếm tới 65,2% trong nội ngành công nghiệp NLSTP và giá trị tăng thêm (VA) công nghiệp chế biến NLSTP đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2015 - 2023, đóng góp của ngành chế biến NLSTP vào VA công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT) của Vùng liên tục giảm, từ 14,0% năm 2015 xuống 11,6% năm 2020 và tăng trở lại khi đạt 15,4% trong năm 2023. Một trong những nguyên nhân chính là khi Thái Nguyên và Bắc Giang phát triển mạnh về công nghiệp điện tử (đóng góp trên 70% VA công nghiệp CBCT của Vùng TDMNPB), làm cho tỷ trọng công nghiệp chế biến NLSTP trong công nghiệp toàn Vùng giảm trong những năm gần đây. Cùng với đó, Lào Cai tập trung đẩy mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản do địa bàn tỉnh là nơi có trữ lượng quặng apatit lớn nhất Việt Nam, trong đó các nhà máy chế biến quặng apatit đã được đầu từ và phát triển ngành sản xuất phân bón và hóa chất. Đối với các địa phương khác trong Vùng, công nghiệp chế biến NLSTP vẫn giữ vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp CBCT.

Thông tin chi tiết bài viết tại đây