Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại các khu công nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

11:05 - 16/05/2025

Lê Thùy Dương

Học viện Ngoại giao

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững, trong đó có bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn (KTTH) là xu hướng tất yếu cho mọi nền kinh tế. Đối với hoạt động trong khu công nghiệp (KCN), việc áp dụng KTTH không chỉ giúp tối ưu hóa tài nguyên và giảm chi phí, mà còn nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích một số mô hình KTTH tiêu biểu đã được triển khai thành công trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất hàm ý chính sách cho việc thúc đẩy áp dụng KTTH tại các KCN ở Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn; Khu công nghiệp; Phát triển bền vững.

 1. Đặt vấn đề

1.1 Khái quát về kinh tế tuần hoàn

Từ năm 1990, khái niệm KTTH được chính thức đề cập lần đầu bởi Pearce và Turner như một giải pháp thay thế cho mô hình kinh tế tuyến tính. Hai tác giả nhấn mạnh việc khép kín vòng tuần hoàn vật chất, xem chất thải là tài nguyên có thể tái sử dụng thay vì chỉ là sản phẩm phụ. Cách tiếp cận này đã đặt nền tảng cho nhiều nghiên cứu và chính sách liên quan đến quản lý tài nguyên bền vững và sinh thái công nghiệp.

Theo thời gian, KTTH được phát triển từ nhiều góc nhìn khác nhau, dẫn đến sự xuất hiện của hơn 100 định nghĩa trong các tài liệu học thuật và chuyên ngành. Tuy nhiên, định nghĩa được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay là do Tổ chức Ellen MacArthur Foundation trình bày “KTTH là một hệ thống được thiết kế có chủ đích theo hướng phục hồi và tái tạo. Nó thay thế tư duy “kết thúc vòng đời” bằng bằng cách tiếp cận khôi phục, chuyển dịch sang sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại cản trở việc tái sử dụng và hướng đến giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế tối ưu vật liệu, sản phẩm, hệ thống cũng như các mô hình kinh doanh bên trong nó”. Tại Việt Nam, khái niệm này đã được chính thức ghi nhận trong hệ thống pháp luật. Cụ thể, Khoản 1 Điều 142 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 định nghĩa “KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.”

Như vậy, với cách nhìn bao quát nhất, KTTH không chỉ là một sáng kiến môi trường mà là bước chuyển đổi kinh tế toàn diện, hướng đến công nghiệp bền vững với sản xuất tuần hoàn, đổi mới sáng tạo và phát triển xanh. Khi các nguyên tắc KTTH được tích hợp vào chính sách, chiến lược và vận hành doanh nghiệp, nền kinh tế có thể tiến tới tăng trưởng đi đôi với bền vững, đảm bảo cả thịnh vượng và trách nhiệm môi trường.

1.2 Khái quát về khu công nghiệp

Khái niệm được thừa nhận rộng rãi nhất về KCN là “một khu đất được quy hoạch tổng thể, phân khu, có hệ thống đường sá, giao thông và hạ tầng dịch vụ công cộng, đôi khi kèm theo các tiện ích chung, dành cho một nhóm cơ sở sản xuất”.

Hiện có tám loại KCN chính. Trong số này, Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) được xem là nền tảng lý tưởng nhất để áp dụng các nguyên tắc KTTH. Khu công nghệ cao và Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu thương mại tự do cũng có tiềm năng đáng kể để chuyển dịch sang mô hình tuần hoàn, với điều kiện cấu trúc và khung chính sách được điều chỉnh phù hợp.

Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy triển khai KTTH tại các KCN nhằm phát triển bền vững và đáp ứng xu hướng xanh hóa toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình này còn gặp nhiều thách thức như khung pháp lý thiếu đồng bộ, cơ chế chia sẻ hạ tầng chưa rõ ràng, rủi ro trong hợp tác giữa doanh nghiệp và khó khăn trong tiếp cận tài chính xanh. Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu “Áp dụng mô hình KTTH tại các KCN: Kinh nghiệm từ thế giới và hàm ý cho Việt Nam” được thực hiện nhằm đóng góp lý luận, đề xuất giải pháp tích hợp mô hình hiệu quả và hỗ trợ hoạch định chính sách phát triển bền vững cho các KCN trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay.

2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các KCN và mô hình KTTH trong khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc tổng hợp các tài liệu về KTTH; thu thập thông tin từ nguồn trực tuyến, tài liệu quốc tế, bài báo, số liệu hiện trạng mô hình KTTH, cùng các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

 3. Kết quả và thảo luận

3.1 Hiện trạng áp dụng KTTH tại các KCN trên thế giới

Xu hướng toàn cầu cho thấy các nước phát triển và đang phát triển đều thúc đẩy chuyển đổi KCN truyền thống sang mô hình KCNST theo nguyên lý KTTH. Theo đó, các doanh nghiệp trong cùng một khu chia sẻ đầu vào và tái sử dụng phế phẩm của nhau (cộng sinh công nghiệp), thiết kế giảm thiểu phát sinh chất thải và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên. Ý tưởng này đã hình thành từ những năm 1960–1990, với mô hình cộng sinh nổi bật như Kalundborg (Đan Mạch, từ năm 1961), và ngày càng lan rộng kể từ thập niên 1990. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) và Ngân hàng Thế giới (WB), đến năm 2018 đã có khoảng 250 KCN trên thế giới tự xác định là sinh thái – tăng gấp 5 lần so với năm 2000. Trong số đó, nhiều khu công nghiệp đã tích hợp thành công nguyên lý KTTH vào sản xuất và vận hành. Đặc biệt, ba mô hình điển hình dưới đây được đánh giá là hiệu quả và toàn diện nhất, cung cấp những bài học thực tiễn mà Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng trong quá trình phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững.

Trước tiên phải kể đến là mô hình CSCN của KCN Kalundborg, Đan Mạch (Hình 1). Kalundborg là hình mẫu kinh điển về cộng sinh công nghiệp, nơi các doanh nghiệp, từ nhà máy nhiệt điện, lọc dầu đến sản xuất dược phẩm, trao đổi nhiệt, hơi nước và phụ phẩm để tối ưu hoá nguồn lực theo nguyên tắc “đóng vòng tuần hoàn”. Nhà máy nhiệt điện Asnæs (1.500 MW) cung cấp hơi và nhiệt dư cho các cơ sở liền kề như Novo Nordisk và Equinor, đồng thời sưởi ấm 3.500 hộ dân và ao nuôi. Ngoài ra, các sản phẩm phụ dạng rắn cũng được trao đổi, điển hình như thạch cao sinh ra từ quá trình khử lưu huỳnh được bán cho nhà máy Gyproc, thay thế hoàn toàn thạch cao khai thác tự nhiên; tro bay và tro đáy được tái sử dụng trong xây dựng; bùn giàu dinh dưỡng từ nuôi trồng thủy sản trở thành phân bón; khí thải công nghiệp được dùng làm nhiên liệu thay thế một phần hóa thạch; và chất thải hữu cơ lên men được chuyển hoá thành biogas. Mô hình này không chỉ tiết kiệm cho các bên gần 24 triệu € chi phí trực tiếp mỗi năm, mà còn mang lại 14 triệu € lợi ích kinh tế – xã hội, đồng thời cắt giảm 80 % lượng CO₂ (≈635.000 tấn), tái sử dụng 3,6 triệu m³ nước và tuần hoàn 100 GWh năng lượng cùng 87.000 tấn vật liệu.

Thông tin chi tiết bài viết tại đây