THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

15:36 - 22/03/2023

Trần Phước Trí

Cục quản lý thị trường Đà Nẵng

Với chiều dài bờ biển trên 90 km, có vịnh nước sâu, các cửa ra biển và diện tích ngư trường khoảng 15.000 m2 trongi vùng lãnh hải thềm lục địa trải dài 125 km, thích hợp cho phát triển thuỷ sản, Đà Nẵng có tiềm năng lớn để phát triển ngành thuỷ sản. Biển Đà Nẵng có trữ lượng nguồn lợi thủy sản khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước; có trên 670 loài động thực vật sinh sống có giá trị kinh tế cao. Vùng biển Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà có hệ sinh thái phong phú, đa dạng như: rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển,…Về nuôi trồng thủy sản, Thành phố có hơn 2.100 ha mặt nước với nhiều ao, hồ, vịnh biển thuận lợi cho nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: Tôm sú, tôm hùm, cá cam,... tạo nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Bài viết nghiên cứu đánh giá những tiềm năng và lợi thế của Đà Nẵng để qua đó, các cơ quan quản lý nhà nước địa phương có những  kế hoạch và giải pháp phát triển thuỷ sản phù hợp trong thời gian tới.

Từ khóa: Đà Nẵng; Kinh tế biển; Thủy sản.

  1. Thực trạng khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng phát triển mạnh chủ yếu ở các quận: Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn. Năm 2020, toàn thành phố có 1.765 tàu cá, với tổng công suất là 387,531 CV, bình quân 219,56 CV/1 tàu. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, thành phố đã đóng mới 157 tàu.

Quá trình khai thác được tổ chức theo mô hình tổ, đội, có sự liên kết, hỗ trợ nhau bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Đà Nẵng, đến nay toàn TP đã thành lập được 129 tổ đoàn kết hoạt động khai thác thủy sản với 840 tàu cá thành viên tham gia, trong đó có 94 tổ (575 tàu) hoạt động vùng khơi, 35 tổ (265 tàu) hoạt động vùng lộng và ven bờ. Việc ra đời các tổ đoàn kết này đã tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng của bà con ngư dân cũng như các tổ chức, doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn thành phố.

Bảng 1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản của thành phố Đà Năng

Danh mục

ĐVT

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng tàu thuyền

chiếc

1.608

1.444

1.702

1.871

1.765

Loại 10> 90 CV

chiếc

1.907

1.888

1.895

1.882

1.893

Loại từ 90> 500 CV

chiếc

98

125

132

137

142

Tổng công suất

Mã lực (CV)

221.887

 277.958

  358.363

 399.621

387.531

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020

Sản lượng khai thác thủy sản 5 năm (2016-2020) đạt 214.464 tấn, bình quân 42.892 tấn/năm. Sản lượng khai thác cá chọn (chủ yếu là cá ngừ, dũa, chuồn, cờ, nục) chiếm tỷ trọng cao, từ 66% - 75% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Giá trị khai thác thủy sản bình quân cho 1 tấn sản phẩm có sự gia tăng liên tục:  năm 2011 đạt 20,66 triệu đồng đã tăng lên  36,42 triệu đồng năm 2015 và 42,50 triệu đồng  2020 với mức tăng tưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 8,3 4%. Cơ cấu nghề khai thác tại thành phố Đà Nẵng có sự chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực, giảm mạnh các nghề khai thác cấm, hủy diệt nguồn lợi thuỷ sản (lưới kéo đôi, kéo đơn), nghề khai thác có tính rủi ro cao (câu mực), chuyển đổi sang các nghề khai thác có hiệu quả kinh tế, như chụp mực, rê 3 lớp, câu cá, lồng bẫy; khai thác vùng lộng và vùng khơi (lưới vây, lưới cản, rê hỗn hợp, lưới chuồn), tăng thu nhập cho người lao động.

  1. Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản

Năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng là 234 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá là 198 ha, tôm là 36 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại quận Liên Chiểu là 47 ha; diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại quận Ngũ Hành Sơn là 13 ha; diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại quận Cẩm Lệ là 1 ha; diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Hòa Vang là 173 ha. Nhìn chung, nuôi trồng thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng phát triển nhưng ở quy mô nhỏ và có xu hướng thu hẹp dần do quá trình đô thị hóa.

Bảng 2: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: ha

 Năm

2015

2017

2019

2020

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản phân theo quận/huyện

TỔNG SỐ

470

483

476,2

         234

Phân theo đơn vị cấp huyện

 

 

 

 

Quận Liên Chiểu

60

60

48

           47

Quận Thanh Khê

Quận Hải Châu

Quận Sơn Trà

Quận Ngũ Hành Sơn

10

15

13

           13

Quận Cẩm Lệ

1

2

1

             1

Huyện Hòa Vang

399

406

414

         173

Huyện Hoàng Sa

Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %

TỔNG SỐ

99,79

100,42

99,55

      49,16

Phân theo đơn vị cấp huyện

 

 

 

 

Quận Liên Chiểu

100,00

100,00

80,00

      97,92

Quận Thanh Khê

Quận Hải Châu

Quận Sơn Trà

Quận Ngũ Hành Sơn

90,91

100,00

86,67

         100

Quận Cẩm Lệ

100,00

83,33

83,33

         100

Huyện Hòa Vang

100,00

100,59

102,99

      41,79

Huyện Hoàng Sa

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020

Về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, tính đến năm 2020 thành phố Đà Nẵng đạt 1.167 tấn thủy sản các loại, tăng 122 tấn so với năm 2019.

  1. Thực trạng chế biến thuỷ sản

Hiện nay, có 24 doanh nghiệp chế biến thủy sản hoạt động tại Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng với công suất chế biến khoảng 60.000 tấn/năm. Sản lượng khai thác hải sản của thành phố không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp trên địa bàn, đa số các doanh nghiệp đều thu mua nguyên liệu từ các tỉnh khác.

Việc hoàn thành đầu tư xây dựng âu thuyền, cảng cá Thọ Quang và Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng từ năm 2004 đã tạo điều kiện sắp xếp, bố trí các hoạt động nghề cá, phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản theo hướng giá trị gia tăng, đồng bộ dịch vụ hậu cần thủy sản. Từ năm 2015 đến nay, các cở sở chế biến thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng tăng nhanh so với các tỉnh trong khu vực, tuy diện tích nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu không bằng một số tỉnh nhưng lại đứng hạng thứ nhất về số lượng cơ sở chế biến. Tình hình này xuất phát từ lý do thành phố Đà Nẵng là đầu mối giao thương của khu vực miền Trung, là nơi thu hút mạnh vốn đấu tư nước ngoài.

  1. Dịch vụ hậu cần nghề cá

Đà Nẵng không chỉ tập trung đầu tư hạ tầng dịch vụ nghề cá phục vụ cho thành phố mà còn phục vụ các tỉnh khu vực miền Trung. Hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, khu công nghiệp dịch vụ hậu cần, chợ đầu mối thủy sản,... đã phục vụ tốt công tác dịch vụ hậu cần nghề cá.

Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang, với diện tích 6.800 m2 sản lượng thủy sản qua chợ trên 150.000 tấn/năm. Đây là một trong những Chợ là nguồn cung cấp chính lượng thủy hải sản cho Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, ngoài ra nguồn cung hải sản còn đến từ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trong đó các doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản nội địa và xuất khẩu vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản... có giá trị xuất khẩu gần 200 triệu USD/năm.

Khu vực bên ngoài Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng còn có các dịch vụ hậu cần gồm: khu chợ tạp hóa (5.860 m2), khu đóng sửa tàu thuyền (74.000m2) có khả năng đóng tàu trên 1000 CV/chiếc, và 20 doanh nghiệp sản xuất nước đá cung ứng 200.000 tấn nước đá; 04 cây xăng dầu, 18 tàu cung cấp dầu và Khu âu thuyền trú bão Thọ Quang  (58 ha). Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Dự án đầu tư nâng cấp cảng cá Thọ Quang thành cảng cá loại 1 gắn với quy hoạch Trung tâm nghề cá và quy hoạch Đà Nẵng trở thành trung tâm nghề cá của khu vực gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa.  

Với chủ trương của thành phố Đà Nẵng là đẩy mạnh, phát triển nghề cá theo hướng hiện đại, tập trung phát triển hậu cần nghề cá nên thành phố đã đầu tư xây dựng khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang, với qui mô 60 ha, đáp ứng cho 20 doanh nghiệp qui mô lớn, đến nay có 11 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã đầu tư và vào hoạt động tại khu công nghiệp này./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2021), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020, NXB Thống kê;
  2. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1970-thanh-pho-da-nang-phat-trien-nganh-thuy-san-theo-huong-ben-vung.html;
  3. https://baodanang.vn/channel/5404/201903/60-nam-ngay-truyen-thong-nganh-thuy-san-viet-nam-1-4-1959-1-4-2019-thuy-san-da-nang-thanh-tuu-va-phat-trien-3172166/.

 THE REALITY OF FISHERIES INDUSTRY OF DA NANG CITY

Tran Phuoc Tri

 With a coastal line of over 90 km, a deep-water bay, estuaries to the sea and an area of ​​about 15,000 m2 fishing ground in the territorial waters of the continental shelf stretching 125 km, suitable for fisheries development, Da Nang has great potential to develop the catching and aquaculture industry. Da Nang sea area has a reserve of about 1,140,000 tons of aquatic resources, accounting for 43% of the total reserve of the country; There are over 670 species of flora and fauna living with high economic value. South Hai Van and Son Tra peninsula have rich and diverse ecosystems such as coral reefs, seagrass beds, seaweed, etc. Regarding aquaculture, the city has more than 2,100 hectares of water surface with many ponds, lakes and bays which are favorable for freshwater and brackish water aquaculture with objects of high economic value such as: tiger shrimp, lobster, orange fish, etc. to create raw materials to supply demand. processing for export and domestic consumption. The article evaluates the potentials and advantages of Da Nang so that the local state management agencies have appropriate plans and solutions to develop fisheries in the coming time.

Keywords: Da Nang; Fisheries; Marine economy.