Thông tin tóm tắt về những đóng góp mới Luận án Tiến sỹ của NCS. Nguyễn Phúc Nam

18:17 - 14/02/2023

Tên đề tài: Tái cơ cấu thương mại Việt Nam - ASEAN

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại.

Mã số: 9.34.01.21

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Phúc Nam

Người hướng dẫn: HD1: TS. Trịnh Thị Thanh Thủy; HD2: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Những kết luận mới của luận án:

  1. Về lý luận: Hệ thống hoá, bổ sung và luận giải về tái cơ cấu xuất nhập khẩu của một quốc gia với đối tác, bao gồm các căn cứ, nội dung của tái cơ cấu xuất nhập khẩu, tiêu chí đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu xuất nhập khẩu, chủ thể, vai trò và những nhân tố tác động đến tái cơ cấu xuất nhập khẩu.
  2. Về thực tiễn:

 - Bài học kinh nghiệm về tái cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa với ASEAN rút ra từ trường hợp của Trung Quốc và Thái Lan.

- Đánh giá chính xác và khách quan về thực trạng cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với ASEAN. Xác định rõ những thành công và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu và nguyên nhân.

- Xác định sự cần thiết, vấn đề đặt ra đối với tái cơ cấu thương mại của Việt Nam với ASEAN, bối cảnh và những nhân tố mới tác động đến tái cơ cấu xuất nhập khẩu với ASEAN.

- Hệ thống quan điểm, định hướng và giải pháp gắn với các chủ thể là cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước liên quan đến phát triển thị trường: (i) Xây dựng chính sách thương mại phù hợp với thị trường ASEAN; (ii) Xây dựng định hướng xuất nhập khẩu phù hợp với thị trường ASEAN, trong đó lồng ghép các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu; (iii) Nâng cao hiệu quả khai thác Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN và các hiệp định liên quan; (iv) Tăng cường theo dõi, ứng phó hiệu quả các rào cản thương mại; (v) Tăng kinh phí, nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại; (vi) Tăng cường công tác thông tin, hướng dẫn tiếp cận thị trường. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước liên quan đến sản xuất: (i) Thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích các tập đoàn đa quốc gia đặt trung tâm chế tạo tại Việt Nam; (ii) Phát triển công nghiệp hỗ trợ; (iii) Xây dựng lợi thế so sánh cho các ngành hàng của Việt Nam, đặc biệt là các ngành hàng thay thế nhập khẩu, các ngành sản xuất theo xu thế mới; (iv) Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, triển khai các dự án hạ tầng tại các nước CLM, qua đó thúc đẩy xuất khẩu. Nhóm giải pháp khác đối với Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp.

- Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn thông tin tham khảo quan trọng, có giá trị phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, phát triển thị trường ASEAN và phục vụ các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh với thị trường ASEAN trong giai đoạn tới. Hệ thống thông tin, dữ liệu, những phân tích, luận giải trong luận án là những thông tin hữu ích, tin cậy, có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Kết luận điểm mới tiếng Việt tiếng Anh

Tóm tắt Luận án tiếng Việt - tiếng Anh

Trích yếu Luận án

Nội dung Luận án Tiến sĩ

Nguồn: vioit.org.vn