PHÁT TRIỂN CỤM LIÊN KẾT NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN, THỰC PHẨM VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2030

12:11 - 05/12/2023

Nguyễn Mạnh Linh[1]

 Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh việc phát triển chuỗi liên kết đối với các sản phẩm nông nghiệp tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, mô hình cụm liên kết ngành công nghiệp là giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị, thúc đẩy hợp tác giữa lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, tăng giá trị tăng thêm của sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, thúc đẩy công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm phát triển nhanh và bền vững.

Từ khóa: Công nghiệp chế biến; Cụm liên kết ngành; Lâm sản; Nông sản; Thực phẩm; Vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

1. Khái niệm cụm liên kết ngành công nghiệp

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO, 2010), cụm liên kết ngành công nghiệp (CLKCN) là khu vực tập trung các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi CLKCN có các doanh nghiệp sản xuất, các nhà cung ứng nguyên liệu, máy móc, công nghiệp hỗ trợ,... CLKCN cũng bao gồm các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh, logistics… Phát triển các CLKCN tạo môi trường đầu tư linh hoạt, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp mới, tiếp nối những mắt xích còn thiếu trong chuỗi giá trị. Để xác định tiềm năng hình thành CLKCN, chỉ số thương số vị trí (location quotient - LQ) được sử dụng rất phổ biến. LQ của một ngành lượng hóa mức độ tập trung của lao động (hoặc số doanh nghiệp, giá trị tăng thêm, sản lượng…) của ngành công nghiệp tại địa phương (hoặc một vùng) so với cả nước. Ví dụ, thương số vị trí về lao động (LQ), được tính bằng công thức sau:

.....

[1] Thạc sĩ, Phó trưởng phòng Nghiên cứu công nghiệp và năng lượng - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương