Lễ bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp Viện của NCS. Phan Thế Thắng

16:40 - 10/03/2023

Ngày 8 tháng 3 năm 2023, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương đã tổ chức lễ bảo vệ luận án Tiến sỹ cấp Viện chuyên ngành kinh doanh thương mại, mã số 9.34.01.21 cho NCS. Phan Thế Thắng về đề tài: “Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn cấp tỉnh ở Việt Nam”Luận án được thực hiên dưới sự hướng dẫn khoa hoc của: TS. Nguyễn Anh Sơn và PGS. TS Phạm Thị Hồng Điệp.

Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ cấp Viện theo quyết định số 99/QĐ-CLCT ngày 08 tháng 02 năm 2023 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương gồm 7 thành viên: PGS.TS Đinh Văn Thành - Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Chủ tịch hội đồng; PGS.TS Trần Thị Thu Phương - Trường Đại học Thương mại, Ủy viên phản biện 1; PGS.TS Nguyễn Văn Lịch - Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Ủy viên phản biện 2; GS.TS Đỗ Đức Bình - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên phản biện 3; PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương - Trường Đại học Ngoại Thương, Ủy viên; GS.TS Trần Thọ Đạt - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên; TS. Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Ủy viên, Thư ký hội đồng.

Đến dự lễ bảo vệ có TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, đại diện cơ quan đào tạo. Ngoài ra còn có TS. Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng đại diện đơn vị công tác của nghiên cứu sinh; TS. Nguyễn Anh Sơn và PGS. TS Phạm Thị Hồng Điệp giáo viên hướng dẫn của nghiên cứu sinh cùng các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh của Viện, đồng nghiệp, người thân và bạn bè của NCS. Phan Thế Thắng.

Luận án “Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn cấp tỉnh ở Việt Nam” có kết quả nghiên cứu như sau:

1) Luận án hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận và một số kinh nghiệm quốc tế về QLNN về BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh của một quốc gia, gồm: hệ thống các khái niệm có liên quan như “Người tiêu dùng”, “Quyền của Người tiêu dùng”, “Lợi ích hợp pháp của Người tiêu dùng”, “BVQLNTD”, “QLNN”, “QLNN về BVQLNTD” và “QLNN về BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh”; vai trò của BVQLNTD; trách nhiệm của các chủ thể có liên quan; các nội dung và công cụ QLNN về BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh; các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá QLNN về BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh; bài học kinh nghiệm quốc tế đối với QLNN về BVQLNTD ở địa phương cho Việt Nam.

2) Luận án nghiên cứu, phân tích thực trạng QLNN về BVQLNTD theo các nội dung “Thực trạng ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch thực hiện BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh; Thực trạng tổ
chức, bộ máy QLNN về BVQLNTD tại địa phương; Thực trạng thực hiện các trách nhiệm QLNN theo luật định để thực thi pháp luật BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh; Thực trạng kiểm tra, kiểm soát QLNN về BVQLNTD tại địa phương”, khái quát thực trạng vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam; Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh, từ đó nhận định những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng.

3) Trên cơ sở bối cảnh và dự báo xu hướng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng; các quan điểm hoàn thiện QLNN về BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh ở Việt Nam và từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng, luận án đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN về BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh ở nước ta đến năm 2030. Cụ thể:

a) Nhóm giải pháp đối với các Cơ quan QLNN cấp tỉnh về BVQLNTD (UBND cấp tỉnh, Sở Công Thương): 1) Tăng cường công tác xây dựng, ban hành văn bản cụ thể hóa chính sách, quy định pháp luật, các chương trình, kế hoạch thực hiện về BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh; 2) Hoàn thiện tổ chức, bộ máy QLNN về BVQLNTD ở địa phương; 3) Hoàn thiện năng lực triển khai, thực thi QLNN về BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh; a4) Hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát QLNN về BVQLNTD trên địa bàn tỉnh.

b) Kiến nghị đối với Nhà nước, các cơ quan QLNN cấp trung ương: 1) Hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật về BVQLNTD; 2) Hoàn thiện hệ thống bộ máy QLNN về BVQLNTD từ Trung ương đến địa phương.

c) Kiến nghị đối với các chủ thể có liên quan khác như: các Tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD, Doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp, và Người tiêu dùng. Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, qua tổng hợp, phân tích, đánh giá, luận án đã làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp cho QLNN về BVQLNTD trên địa bàn cấp tỉnh ở Việt Nam.

Phát biểu kết luận, PGS.TS. Đinh Văn Thành - Chủ tịch hội đồng khẳng định tên luận án “Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn cấp tỉnh ở Việt Nam” phù hợp với nội dung và mã số chuyên ngành, luận án có tính cấp thiết với thực tiễn, không trùng với các luận án khác đã được bảo vệ.

Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu kín đánh giá luận án của NCS. Phan Thế Thắng với kết quả 7/7 phiếu tán thành. Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện đã nhất trí đánh giá luận án của NCS. Phan Thế Thắng đảm bảo yêu cầu của một luận án Tiến sỹ kinh tế và đề nghị Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cấp bằng Tiến sĩ cho tác giả của luận án theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.

Một số hình ảnh tại buổi bảo vệ: