Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Bra-xin trong bối cảnh mới

09:30 - 22/09/2021

ThS. Lê Hồng Quang

Bộ Công Thương

(Bài đăng trên Tạp chí in số 61 (T7/2021)

Trong nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Bra-xin đã có những bước phát triển tốt đẹp. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989. Năm 1994, Bra-xin mở Đại sứ quán tại Hà Nội và Việt Nam mở Đại sứ quán tại Bra-xí-li-a năm 2000, trên cơ sở nâng cấp Tổng Lãnh sự quán lập tại Thành phố São Paulo (1998). Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2007. Trong quan hệ thương mại, Brazil tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và thứ hai tại Châu Mỹ (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil tiếp tục tăng trưởng tích cực, đạt 4,6 tỷ USD, tăng 2,3% so với 2019. Tuy nhiên, phát triển thương mại giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của mỗi nước, đòi hỏi có những giải pháp đột phá, cụ thể trong thời gian tới.

Từ khóa: Bra-xin; Nhập khẩu; Quan hệ thương mại; Thị trường; Xuất khẩu.

1. Khái quát thị trường Bra-xin

Bra-xin nằm ở Đông Nam Lục địa Nam Mỹ, diện tích 8,5 triệu km2, đứng thứ 5 thế giới về diện tich. Lãnh thổ Bra-xin chiếm phần lớn vùng đồng bằng phì nhiêu của châu thổ sông Amazon. Phía Đông Bra-xin tiếp giáp với Đại Tây Dương nên Bra-xin có đường bờ biển dài và hệ thống cảng biển nước sâu, hiện đại nhất Nam Mỹ, rất thuận lợi cho phát triển thương mại quốc tế. Dân số của Bra-xin khoảng 210 triệu, đứng thứ 6 trên thế giới, cơ cấu độ tuổi trẻ, trung bình khoảng 34 tuổi với 85% dân cư sống ở các vùng đô thị, tạo cho nước này có một thị trường tiêu dùng rộng lớn, phổ hàng hóa tiêu dùng phổ thông.

Bra-xin là nước cộng hòa liên bang gồm 26 bang và 01 vùng thủ đô (Brasilia), mô hình nhà nước tương tự như Hoa Kỳ. Đây là một nước đa sắc tộc bậc nhất trên thế giới, các cộng đồng lớn nhất là người gốc châu Âu và châu Phi, các sắc tộc lớn khác gốc châu Á như Lebanon, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tôn giáo chính tại đất nước này là Thiên chúa giáo với trên 80% dân số.

GDP của Bra-xin năm 2019 đạt khoảng 1.500 tỉ USD (danh nghĩa), đứng thứ  9 trong các nền kinh tế lớn trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người đạt 6,797 USD/năm. Cơ cấu ngành trong GDP bao gồm: Dịch vụ, 75%; Công nghiệp, 19%; Nông nghiệp, 6%.

Các ngành công nghiệp chính là dệt may, giầy dép, hóa chất, khoáng sản, trang thiết bị phụ tùng máy móc… Chăn nuôi gia súc, gia cầm của Bra-xin là ngành nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới và sản phẩm trồng trọt chủ yếu là, ngô, đậu tương, cà phê, tiêu, điều, bông…

Nền kinh tế Bra-xin không có độ mở lớn và ưu tiên phát triển thương mại nội khối. Năm 2020, tổng kim ngạch XNK của Bra-xin chỉ đạt 375,51 tỉ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 209,18 tỉ USD, nhập khẩu đạt 166,33 tỉ USD trong khi qui mô nền kinh tế với GDP đạt 1500 tỉ USD.

- Xuất khẩu của Bra-xin:

Bra-xin có thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng cơ bản, nguyên liệu, khoáng sản, công nghiệp sản xuất máy móc, phương tiện đi lại… Nông sản xuất khẩu của Bra-xin cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Năm 2020, Bra-xin xuất khẩu chủ yếu sau: Trung Quốc (17,4%); Hoa Kỳ (15,6%); Đức (5,4%); Argentina (5,0%); Hàn Quốc (2,3%)…

Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Bra-xin  giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: tỉ USD

STT

Nhóm hàng (HS.Rev3)

2016

2017

2018

2019

2020

Tăng trưởng BQ 2016-20

 

 

Tổng kim ngạch

179.53

214.99

231.89

221.13

209.18

3.90

1.                

Hạt có dầu và quả có dầu…

19.56

26.01

33.38

26.42

29.04

10.39

2.                

Quặng, xỉ và tro

15.82

22.40

23.67

25.84

28.89

16.26

3.                

Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng …

11.58

18.72

29.61

30.31

24.87

21.06

4.                

Thịt và nội tạng thịt ăn được

12.66

13.95

13.28

15.30

15.82

5.74

5.                

Đường và bánh kẹo có đường

10.58

11.57

6.67

5.34

8.89

-4.28

6.                

Sắt và thép

7.89

10.76

11.78

10.95

8.67

2.39

7.                

Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy gia công…

11.02

13.23

14.33

12.20

8.34

-6.73

8.                

Các phương tiện khác ngoài đường sắt hoặc xe điện…

10.97

14.72

12.61

9.22

6.79

-11.31

9.                

Ngũ cốc

4.11

4.98

4.50

7.78

6.47

12.03

10.            

Các chất bã và chất thải thực phẩm

5.54

5.39

7.10

6.33

6.45

3.89

Nguồn: UN Comtrade 2020

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Bra-xin là hàng công nghiệp phụ trợ, hàng gia công tạm nhập tái xuất và hàng hóa phục vụ sản xuất. Các đối tác nhập khẩu chính của Bra-xin năm 2020 gồm có: Trung Quốc (30,6%); Hoa Kỳ (14,3%); Argentina (4,7%); Hà Lan (4,6%); Mexico (3%),...Nhật Bản (2,6%), Chi Lê (2%)… Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 17 với tỉ trọng 1,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Bra-xin.

Bảng 2: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Bra-xin  giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: tỉ USD

 

STT

Nhóm hàng (HS.Rev3)

2016

2017

2018

2019

2020

Tăng trưởng BQ 2016-20

 

Tổng kim ngạch nhập khẩu

145.25

165.86

192.84

193.16

166.34

3.45

1.                

Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy gia công

21.83

21.85

24.82

27.00

24.41

2.84

2.                

Máy móc thiết bị điện

17.50

22.10

23.45

24.02

22.54

6.52

3.                

Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và sản phảm từ đó

17.94

24.37

29.13

26.77

16.74

-1.71

4.                

Hóa chất hữu cơ

8.59

8.74

10.98

11.30

10.81

5.91

5.                

Các phương tiện khác ngoài đường sắt hoặc xe điện

10.26

12.20

15.57

14.89

10.08

-0.45

6.                

Phân bón

6.42

7.90

9.30

9.85

8.71

7.91

7.                

Dược phẩm

6.55

6.73

7.44

7.53

7.32

2.84

8.                

Nhựa và các sản phẩm bằng chất dẻo

6.19

6.93

7.71

7.55

7.02

3.20

9.                

Các sản phẩm hóa chất khác

3.89

4.24

5.00

5.50

5.70

9.99

10.            

Quang học, nhiếp ảnh, quay phim

4.88

5.29

6.09

6.14

5.44

2.78

Nguồn: UN Comtrade 2020

 

  1. 2. Chính sách thương mại quốc tế của Bra-xin

Bra-xin triển khai chính sách đối ngoại với các ưu tiên tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, gia tăng ảnh hưởng với các nước trong khu vực Ca-ri-bê song song với việc tăng cường vị thế và vai trò tại các tổ chức khu vực và quốc tế (tiếp tục đẩy mạnh vận động cải tổ Liên hợp quốc và các nước ủng hộ Bra-xin trở thành ủy viên thường trực khi HĐBA/LHQ được mở rộng); thúc đẩy tiến trình hội nhập các nước Nam Mỹ trong khuôn khổ hợp tác Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Tổ chức các nước Châu Mỹ (OAS), tăng cường hợp tác trong BRICS. Bra-xin là thành viên của Liên hợp quốc, WTO, Hiệp hội Liên kết Mỹ Latinh (ALADI), nhóm BRICS, Tổ chức các nước Châu Mỹ (OEA), Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Nhóm 77, G20, Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC)...

- Mục tiêu và nguyên tắc chung

Chính sách thương mại quốc tế của Bra-xin gần đây có sự thay đổi gần như hoàn toàn so với trước đây, chủ yếu là do Chính phủ mới với người đứng đầu là Tổng thống Bolsonaro có quan điểm thiên hữu, cứng rắn, sẵn sàng từ bỏ vai trò đứng đầu khu vực nếu lợi ích kinh tế bị ảnh hường.

Mục tiêu và nguyên tắc chung: mở rộng các thỏa thuận đa phương, song phương với các đối tác tiềm năng nhằm tối đa hóa lợi ích của Bra-xin trong thương mại quốc tế, sẵn sàng từ bỏ trách nhiệm trong khuôn khổ đa phương để tìm kiếm các lợi ích song phương hoặc đơn phương, sẵn sàng chấp nhận đánh đổi và áp dụng các biện pháp cứng rắn trong thương mại quốc tế.

Một số minh chứng rõ nhất về đường lối ngoại thương của Bra-xin gần đây đó là: Tổng thống Bolsonaro tuyên bố sẵn sàng xem xét sự tồn tại của Mercosur nếu lợi ích của Bra-xin không được bảo đảm (không đồng ý tài trợ thương mại cho những nước yếu hơn trong khối, từ bỏ vai trò đầu tầu của nước này trong khối); Đơn phương tăng cường quan hệ thuận lợi hóa hải quan nhằm đạt lợi ích cho riêng Bra-xin với Mỹ; Tiến hành các trao đổi song phương với Mexico nhằm tăng cường xuất khẩu nông sản vào Mexico và thông qua Mexico vào các nước khối thị trường Bắc Mỹ, biện pháp đánh đổi là tạo thuận lợi cho xuất khẩu phụ tùng của Mexico vào Bra-xin. Mặc dù trong Mercosur đã có thỏa thuận riêng về ngành công nghiệp ô to trong khối. Để đạt được điều này, Bra-xin đang xem xét lại những thỏa thuận về ngành ô tô với hai nước thành viên khác là Argentina và Paraguay. Thậm chí để mở rộng sản xuất phục vụ xuất khẩu, Bra-xin còn đang làm ngơ với việc phá rừng Amazon của nông dân ở mức rất nghiêm trọng và làm nhiều nước trên thế giới quan ngại.

- Các biện pháp trong chính sách thương mại

Tập trung trọng điểm vào mở rộng khu vực thị trường, quan tâm chủ yếu đến lợi ích của nước này trên thị trường quốc tế, song song với việc đẩy mạnh đàm phán các thỏa thuận thương mại trong cơ chế đa phương (nhưng có sự thay đổi cơ bản về quan điểm: trước đây Bra-xin có thể nhường các lợi ích cho các nước khác trong khu vực nhằm đạt thỏa thuận chung thì hiện nay hoàn toàn ngược lại, lợi ích của Bra-xin phải được đặt trên hết). Bra-xin sẵn sàng vượt qua khuôn khổ đa phương để đạt được những thỏa thuận kỹ thuật riêng rẽ với các đối tác quan trọng nhằm tối đa hóa lợi ích.

Đối với Trung Quốc - đối tác thương mại số 1 của Bra-xin, nước này dường như có quan điểm trung dung nhằm tận dụng lợi thế là người hưởng lợi tự nhiên lớn nhất trong chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung nhưng có quan điểm ngả theo, có khuynh hướng áp dụng các biện pháp cứng rắn tương tự như của Mỹ. Biện pháp này cũng gây ra tranh cãi trong nội bộ Bra-xin, đặc biệt là các bang do đảng đối lập nắm quyền lãnh đạo đang hưởng lợi nhiều từ các dự án đầu tư, mở rộng kinh doanh của các đối tác từ Trung Quốc.

Về chính sách trong nước liên quan đến phát triển thương mại, Bra-xin tập trung nâng cấp hạ tầng đường xá, cầu cảng, logistics nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của nông sản phẩm nước này, mở rộng, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, kinh doanh trong các Khu chế xuất. Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất bằng mọi giá (như việc không triệt để ngăn chặn đốt phá rừng Amazon) gây quan ngại cả trong và ngoài nước.

- Hạn ngạch thuế quan

Bra-xin áp dụng hạn ngạch thuế quan cho một số hàng hóa tùy theo tính chất mùa vụ, sản lượng để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Hội đồng ngoại thương (trực thuộc Chính phủ) là cơ quan xem xét, ban hành danh mục hàng hóa, thời gian, số lượng, thuế xuất được hưởng ưu đãi hạn ngạnh thuế quan. Danh mục này được cập nhật thường xuyên. Nhà nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi phải theo dõi và thực hiện các thủ tục liên quan.

Ngoài ra, Bra-xin cũng áp dụng hạn ngạch thuế quan cho một số đối tác, trong một số khuôn khổ hợp tác đặc thù, nhưng diện hàng hóa và đối tác được hưởng ưu đãi trong khuôn khổ này rất hạn chế.

- Cấp phép nhập khẩu

Thông thường Hàng hóa nhập khẩu vào Bra-xin đều không phải xin giấy phép nhập khẩu, những hàng hóa này kê khai nhập khẩu trực tiếp trên hộ thống giám sát ngoại thương và thông quan. Tuy nhiên, một số hàng hóa do Hội đồng ngoại thương Bra-xin quản lý cần phải có: (i) Giấy phép nhập khẩu tự động; (ii) Giấy phép nhập khẩu không tự động; (iii) Giấy phép đối với hàng hóa hạn chế nhập khẩu.

- Phòng vệ thương mại

Bra-xin ngày có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng quy định của thương mại quốc tế trong xây dựng, thực hiện và đối phó đối với các biện pháp. Phòng vệ thương mại. Một số hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng của Việt Nam xuất khẩu sang nước này có nguy cơ đối diện với các biện pháp phòng vệ thương mại của Bra-xin như hàng thủy sản tiếp tục là đối tượng áp dụng các hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch, kiểm hóa và quy cách bao bì đóng gói của cơ quan chức năng nước sở tại.

  1. Thực trạng quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Bra-xin

Việt Nam và Bra-xin thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1989, nhưng trong gần 20 năm đầu tiên, trao đổi thương mại giữa hai nước còn hạn chế do điều kiện địa lý, hoạt động ngoại thương của Việt Nam chưa phát triển. trong giai đoạn này, kim ngạch XNK hai nước chỉ đạt vài chục triệu USD với mức tăng trưởng hàng năm thấp.

Trong 10 năm kể lại đây, cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam với chiến lược sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam sang Bra-xin mỗi năm tăng về trị giá tuyệt đối hàng trăm triệu USD. Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Bra-xin cũng tăng mạnh, tập trung vào nguyên liệu phục vụ cho ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm và chế biến xuất khẩu. Kim ngạch XNK của Việt Nam sang Bra-xin đã tăng từ 983 triệu USD Năm 2010 lên 4.732,5 triệu USD năm 2020 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,98%. Hiện tại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Bra-xin tại khu vực Đông Nam Á.

Bảng 3: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Bra-xin giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu USD

STT

Mã HS

Mặt hàng

2018

2019

2020

Tăng trưởng BQ 2018-20

1

85

Máy móc và thiết bị điện tử và các bộ phận của chúng;

1460,99

1666,91

1097,46

-13,33

2

64

Giày dép các loại

202,09

192,66

150,03

-13,84

3

84

Máy móc và thiết bị

150,08

131,79

103,22

 

-17,07

4

40

Cao su và sản phẩm từ cao su

69,75

69,67

64,46

-3,87

5

03

Hàng thủy sản

85,62

65,69

48,18

-24,99

6

55

Sơ,xợi các loại

89,79

117,06

40,85

-32,55

7

62

Hàng dệt may

73,61

76,79

22,89

-44,24

8

39

Nhựa các loại

26,17

37,64

24,57

-3,11

9

87

Phương tiện vận tải

30,39

32,86

31,95

2,53

10

74

Đồng

17,74

21,28

25,43

19,73

11

95

Đồ chơi các loại

14,74

17,94

10,16

 

-16,98

12

42

Sản phẩm từ thuộc da

12,35

15,00

13,88

6,01

13

90

Mắt kính và hình ảnh

12,76

12,59

12,36

-1,58

14

73

Sản phẩm từ sắt thép

23,74

10,40

9,52

-36,67

15

70

Thủy tinh

4,80

4,82

5,85

10,40

16

82

Dụng cụ bàn ăn

2,69

4,10

5,12

37,96

18

72

Sắt thép các loại

1,61

3,01

27,00

309,51

 

<span